congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Sinh viên đi làm thêm: Lợi và Hại

Đã xem: 1,900
Cập nhât: 12 năm trước
Vì muốn có thêm thu nhập trang trải chi phí hàng ngày vừa muốn tích tũy kinh nghiệm mà các bạn sinh viên đã chọn cách đi làm bán thời gian. Điều này rất tốt cho các bạn vì sẽ có thêm kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp. Tuy nhiên, các bạn cũng phải thường xuyên đối phó với những rắc rối trong quá trình làm

Vì muốn có thêm thu nhập trang trải chi phí hàng ngày vừa muốn tích tũy kinh nghiệm mà các bạn sinh viên đã chọn cách đi làm bán thời gian. Điều này rất tốt cho các bạn vì sẽ có thêm kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp. Tuy nhiên, các bạn cũng phải thường xuyên đối phó với những rắc rối trong quá trình làm việc.

1001 kiểu làm thêm

Trong thời kỳ giá cả leo thang, mọi thứ đều đắt đỏ tiền chu cấp thì có giới hạn nên sinh viên đã bắt đầu nghĩ đến chuyện đi làm thêm để kiếm tiền trang trải thêm. Và sinh viên đã có rất nhiều cách kiếm tiền từ học thuê, phục vụ, gia sư,...

Vân (Trường đại học văn hóa Hà Nội) kiếm tiền bằng cách đi học thuê cho các sếp đi học đại học, đến lớp chỉ cần ngồi điểm danh cho hết buổi là có thể nhận được thêm 40 – 50 nghìn/ngày.

Gia sưMột bạn nữ chọn gia sư là việc bán thời gian

Trần Hiệp (sinh viên Trường cao đẳng Công nghiệp Hà Nội) thì chọn nghề trong quán bi a, mỗi ngày làm việc 6 tiếng, thời gian do Hiệp tự thu xếp, một công việc nhàn rỗi, lương tháng được 700 nghìn… đó là một khoản nho nhỏ cho Hiệp mua sắm thêm vài bộ quần áo mới.

Sơn (Học viện Tài chính) chọn công việc đi gia sư, với một tuần dạy 3 buổi, mức phí cho mỗi buổi dạy là 60 nghìn đồng cho con bà chủ nhà trọ, rồi dần dần thấy con cái học hành tiến bộ nên Sơn được chủ nhà rất quý, miễn phí luôn tiền thuê trọ.

Nhưng với sinh viên để tìm được việc làm vừa ý cũng rất khó khăn và phải tìm hiểu kỹ càng. Do tâm lý muốn kiếm tiền nhanh nên Ngọc (Trường Cao đẳng Du lịch), đã đến ngay trung tâm môi giới việc làm trên đường Phạm Văn Đồng được giới thiệu cho việc gấp phong bì với mức lương khởi điểm là 2,3 triệu đồng, Ngọc đã khấp khởi mừng thầm nhưng khi vào tư vấn thì lệ phí phải trả là 200 nghìn đồng, và muốn nhận việc thì cần đóng thêm 700 nghìn với lý do là phí hoạt động của công ty… Không nhận được việc làm thêm Ngọc thất thểu bước ra khi mà 200 nghìn duy nhất trong người đã bay mất.

Làm thêm để vào đời

Sinh viên học ở trường du lịch thì tìm hiểu để nhận những tour du lịch nhỏ, còn các sinh viên học các ngành công nghệ, thông tin thì cố tìm kiếm cho được những công việc liên quan đến máy tính. Học sư phạm thì chọn gia sư là công việc để làm thêm, học báo chí thì chọn cộng tác với các tòa soạn...

Liên học Trường Ngoại thương, do muốn tăng thêm vốn ngoại ngữ cho mình nên đã sắp xếp thời gian để xuống phố cổ bán hàng cho khách du lịch nước ngoài, nên khả năng giao tiếp tiếng anh của Liên đã được tăng lên đáng kể, khoản thu nhập được 1,2 triệu/tháng… thế là một mục tiêu trúng 2 đích, vừa tăng khả năng ngoại ngữ lại vừa có thêm tiền chi tiêu.


Vững bước vào đờiLàm thêm là hành trang để bước vào đời

Cũng như Liên, Yến Hoa là một cô bạn khá năng động trong trường Học viện báo chí, ngoài thời gian học Hoa lại tranh thủ đi đây đó viết bài để cộng tác cho các tờ báo từ năm thứ 2, nên khả năng viết lách cũng như cách phát hiện đề tài của Hoa đã thực sự được các bạn trong ngành khâm phục. Nên bây giờ học những môn chuyên ngành của ngành báo đối với Hoa là một trong những môn dễ dàng nhất.

Mạnh Thái (sinh viên Trường Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội), từ những ngày đầu tiên đã tìm đến những việc liên quan đến máy tính làm công việc làm thêm để học tập. Nên bây giờ, Thái đã là bậc sư phụ, đang là sinh viên mà Thái đã có thể xử lý rất chuyên nghiệp các sự cố của máy tính, và đã chính thức trở thành nhân viên của một công ty máy tính uy tín ở Hà Nội khi vẫn đang còn là một sinh viên năm 2.

Sinh viên biết kết hợp, sắp xếp được cùng lúc cả việc học tập ở trường và việc đi làm thêm để kiếm tiền hay là để học tập thì đó là một điều tích cực đáng khen ngợi. Bởi làm thêm ngoài việc tăng thêm thu nhập còn giúp cho sinh viên có thêm kinh nghiệm cũng như vốn sống cho bản thân trong trường học và trường đời.

Những rắc rối xảy ra khi đi làm thêm

Đơn giản như việc do chủ yếu là phải học sáng hoặc chiều nên các bạn sinh viên đều nhận làm thêm vào buổi tối. Từ đó, việc di chuyển đi lại cũng khá là không an toàn, kể cả là ở trên những tuyến phố lớn.

Phương Dung  (lớp KT4A3 ĐHKTKTCN) đến tận bây giờ vẫn còn chưa hết bàng hoàng: ”Tớ đi làm thêm tại một tiệm gà rán trên đường Minh Khai nên thường xuyên phải về trễ. Có hôm tớ về nhà muộn quá, trên đường đi rất vắng vẻ, tự dưng có hai thanh niên đi áp sát vào xe của tớ rồi giật mất chiếc túi xách. Lúc đó tớ sợ quá, tay lái loạng choạng nên suýt bị ngã.”

Và ngay cả khi nếu bạn làm thêm trong một môi trường phức tạp, việc bị quấy rối hoặc không được tôn trọng sẽ có khả năng xảy ra rất cao, nếu bạn không có một tâm lý, lập trường vững vàng thì việc bị tổn thương sẽ là một điều khó tránh khỏi.

Làm việc bưng bê trong một quán bia hơi, lại cộng thêm một ngoại hình khá xinh xắn, Hà (ĐH QG) cho biết, cô bạn thường xuyên bị những khách hàng nam giới ở đây trêu chọc, buông những lời khiếm nhã, đôi khi còn nói những cử chỉ khiến cô bạn cảm thấy bực bội và khó chịu.

Bị sàm sỡBị sàm sỡ là điều không thể tránh khỏi

“Dần dần tớ cũng quen, họ nói gì mặc họ, nếu có những hành vi quá đáng thì tớ sẽ gọi quản lý. Nhiều lúc nghĩ tớ cũng thấy tủi thân lắm, muốn bỏ việc cho xong chuyện, nhưng rồi lại phải suy nghĩ lại vì học phí thì ngày một tăng, lương làm việc ở đây cao hơn so với những chỗ tuyển làm thêm khác. Mà bố mẹ tớ ở quê chỉ trông chờ vào mảnh ruộng nên tớ cũng không dám xin nhiều tiền” - Hà tâm sự.

Không chỉ là ở những vấn đề ở bên ngoài xã hội mà đôi khi, những bất cập còn là ở chính bản thân những sinh viên đi làm thêm. Bởi nếu bạn không biết cân bằng bài toán thời gian cho hai việc học và làm thì nó sẽ làm  ảnh hưởng đến chất lượng bài vở của các bạn nữa.

Nam (lớp K47C ĐHTM) kể: ”Tớ đăng kí học trên lớp buổi sáng, chiều thì tớ học thêm tiếng Nhật và tin học văn phòng. Còn những buổi tối trong tuần thì dành trọn cho việc đi gia sư vì hiện giờ tớ đang nhận dạy kèm 4 lớp.

Đi dạy thêm mà cứ như chạy show vậy. Khi tớ đạp xe về đến phòng trọ mà mệt hết cả người, chỉ muốn đi ngủ thôi, chả còn tâm trí nào mà học hành nữa. Tự nhủ là lần sau phải dãn bớt các lớp dạy thêm ra nhưng rồi tớ vẫn cứ cố, một phần vì gia đình học sinh níu kéo vì tớ dạy đã quen, phần vì lương đi gia sư khá cao, nếu bỏ thì tiếc quá.”

Và kết quả của những kỳ học “kiêm kham” nhiều việc ấy của Nam đó là những bảng điểm không hề đẹp chút nào, những môn phải “trả nợ” thì “chất đống”. Việc học thêm thì không ra đâu với đâu. Đến tận năm thứ hai, lúc nhà trường xét tiến độ học tập của các lớp thì Nam mới tá hỏa lo lắng vì so với bạn bè, thành tích của Nam quá kém.

Tạm kết

Cái gì cũng có tính hai mặt của nó cả, việc đi làm thêm cũng vậy. Đi làm giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn trong công việc, cuộc sống, cũng như trải nghiệm được nó. Nhưng nếu như bạn không biết điều chỉnh một cách hài hòa cho việc đi học và đi làm thì chuyện xao nhãng, ảnh hưởng tới học tập sẽ là một điều sớm muộn.

Đừng để vì những lợi ích trước mắt làm ảnh hưởng tới tương lai sau này của bạn.

Sinh viên làm thêm
Nếu muốn làm part-time, trước hết bạn cần phải biết được chính xác lịch học của mình. Sau đó tìm hiểu kỹ càng về công việc sắp tới mà bạn sẽ làm. Xem bạn có thực sự phù hợp với công việc đó không. Nếu câu trả lời là có thì tiếp theo bạn hãy lập một thời gian biểu thật hợp lý nhưng vẫn đảm bảo được việc học được ưu tiên lên hàng đầu bạn nhé.

Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ có được kết quả học tập một cách tốt nhất mà vẫn phát huy được khả năng của mình trong việc làm thêm, để những ngày tháng sinh viên của bạn trở nên nhiều màu sắc và đáng nhớ hơn.

https://www.vieclamvui.edu.vn/vieclam


Chuyên mục: Giáo dục

Tin nổi bật Giáo dục