congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Giao tiếp nơi công sở: Nghệ thuật nói lời xin lỗi

Đã xem: 2,022
Cập nhât: 12 năm trước
Trong giao tiếp hằng ngày nơi công sở, việc bạn phạm phải một sai lầm nào đó với đồng nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Những sai lầm đó có khi không ảnh hưởng gì nhưng đôi khi lại làm rạn nứt mối quan hệ đôi bên. Việc chịu trách nhiệm vì hành động, lời nói của mình là chuyện tất nhiên nhưng phải làm như thế nào mới là điều

Trong giao tiếp hằng ngày nơi công sở, việc bạn phạm phải một sai lầm nào đó với đồng nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Những sai lầm đó có khi không ảnh hưởng gì nhưng đôi khi lại làm rạn nứt mối quan hệ đôi bên.

Việc chịu trách nhiệm vì hành động, lời nói của mình là chuyện tất nhiên nhưng phải làm như thế nào mới là điều quan trọng.

Khi nào bạn nên xin lỗi?

Sai lầm của bạn ảnh hưởng tới đồng nghiệp

Rõ ràng đây là trường hợp cần nói lời xin lỗi. Bạn có thể nói một cách đơn giản: “Tôi xin lỗi”, tiếp sau đó là lời đề nghị sửa chữa, biện pháp khắc phục. Nếu tình huống phức tạp hơn, như đồng nghiệp vẫn không thấy hài lòng, bạn cần bày tỏ sự hối lỗi chân thành hơn. Meryl Runion, một nhà diễn thuyết và tác giả của 6 cuốn sách về bí quyết giao tiếp, đưa là lời gợi ý: “Tôi rất ân hận, sự nông cạn của tôi đã khiến bạn phải vất vả. Tôi rất tiếc, những việc tương tự như vậy chắc chắn sẽ không xảy ra trong tương lai…”.

Khi bạn không chắc mình có nên xin lỗi hay không

Ví dụ, trong một cuộc họp, bạn nhận thấy những nhận xét nghiêm khắc của mình đã khiến đồng nghiệp nào đó buồn rầu. Trước khi xin lỗi, hãy cân nhắc thật kĩ. Liệu bạn có nói không đúng hay người đó buồn vì lí do khác? Nếu mọi việc vẫn ổn, bạn không cần phải xin lỗi.

Hoặc khi bạn cộng tác với đồng nghiệp, một số việc không như ý xảy ra và đó hoàn toàn không phải lỗi của bạn. Điều bạn cần nói là một sự chia sẻ với người đồng nghiệp kia chứ không phải lời xin lỗi.

Vì sao phạm lỗi?
Bạn góp phần làm cho nhóm bị lỡ kế hoạch

Trường hợp này đòi hỏi sự khéo léo bởi một lời xin lỗi là không đủ để giải quyết vấn đề. Để tránh bị đánh mất niềm tin trong đội, hãy bày tỏ sự hối lỗi và đưa ra một lời cam kết quả quyết: “Rõ ràng tôi đã mắc sai lầm trong dự án lần này nhưng đó chỉ là một “tai nạn” nhất thời. Dù sao tôi cũng rút ra được một số bài học bổ ích để có thể đóng góp hiệu quả hơn cho nhóm trong những dự án tiếp theo”.

Bạn sử dụng từ ngữ, ngữ điệu không phù hợp với hoàn cảnh

Ví dụ, bạn tỏ vẻ bực tức và thấy không xứng đáng khi một đồng nghiệp không có gì nổi trội hơn bạn lại được thăng chức. Điều này được thể hiện qua giọng điệu của bạn: “Chúc mừng! Thế mà họ đã được thăng chức rồi cơ đấy!” Hãy mau chóng đưa ra lời xin lỗi hoặc giải thích rằng đó chỉ là cách nói hài hước bởi nó có thể gây ra sự bất đồng với đồng nghiệp, nay là sếp của bạn và nó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển nghề nghiệp của bạn.

Làm thế nào để khắc phục lỗi lầm?

Nghệ thuật giao tiếp
Cân nhắc mức độ sai lầm

Bạn cần nhìn ra sai lầm của mình, xem mức độ ảnh hưởng đến mức nào và làm thế nào để xin lỗi mà không phải nghiêm trọng hóa vấn đề hoặc để quá nhiều người biết. Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu bạn cứ cố tình không thừa nhận khi biết rõ mình mắc lỗi. Vì thế, bạn nên phân tích tầm ảnh hưởng của sai lầm ấy và đưa ra cách xin lỗi tốt nhất. Có thể là qua email, điện thoại hay hẹn một cuộc gặp trực tiếp để nói lời xin lỗi. Trong một vài trường hợp, bạn thậm chí còn phải công khai xin lỗi trước mặt mọi người. Nếu bạn chế giễu một đồng nghiệp, bạn nên trực tiếp đi xin lỗi cô ấy, không cần một lời xin lỗi trước toàn thể mọi người nhưng chỉ email không thôi là chưa đủ.

Nhận lỗi nhanh chóng, chân thành

Tốt nhất là nên nhanh chóng nhận lỗi và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những gì mình đã gây ra cho đồng nghiệp. Đừng tìm cách bào chữa hay chối tội bởi điều đó chỉ khiến người kia bực mình hơn mà thôi. Vì thế, bạn nên rõ ràng, minh bạch, nói rõ quan điểm của mình và chân thành xin lỗi đồng nghiệp, để mọi sai lầm của ngày hôm nay trôi vào quá khứ.

Cách xin lỗi
Thoải mái với chính mình

Khi bạn phá vỡ một quy tắc quan trọng nào đó, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lúng túng, chẳng hạn như cãi nhau với CEO, nói xấu giám đốc.... Thế nhưng, bạn cũng đừng quá cứng nhắc, cứ chăm chăm chú ý đến lỗi của mình. Hãy nhớ rằng, bạn cũng chỉ là một người bình thường, có lúc mắc những sai lầm ngoài ý muốn miễn sao chúng ta biết nhận lỗi và xin lỗi.

Có sự phòng ngừa

Khi nói lời xin lỗi, bạn cũng nên thể hiện sự hối lỗi và đảm bảo rằng sẽ không để lỗi như thế xảy ra một lần nữa. Vì thế, mọi việc bạn làm cũng nên thận trọng và có sự phòng ngừa. Chẳng hạn, những lỗi về câu từ, chính tả trong văn bản..., bạn nên nhờ người soát lại trước khi bàn giao hoặc đọc trong cuộc họp quan trọng. Nếu bị bắt gặp khi đang nói xấu đồng nghiệp, "reply all" về một chuyện lẽ ra nên bí mật... thì tốt nhất là bạn nên để mọi người biết rằng đó chỉ là lời nói đùa, nếu bạn có một mối bận tâm thực sự, bạn sẽ thể hiện chúng trong thời gian tới.


Chuyên mục: Giáo dục

Tin nổi bật Giáo dục