congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Biến chứng từ răng khôn mọc 'dại'

Đã xem: 2,247
Cập nhât: 11 năm trước
Răng khôn mọc lệch ngầm gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng tại chỗ và sức khỏe toàn thân của người bệnh.  Răng khôn mọc lệch ngầm thường làm hỏng răng bên cạnh. Khe hở giữa răng khôn mọc lệch và răng số 7 gây dắt thức ăn và làm sâu răngNguyên nhân nào khiến răng khôn mọc lệch ngầm?Răng khôn là tên thường gọi của răng số 8 hay răng hàm lớn thứ ba.

Răng khôn mọc lệch ngầm gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng tại chỗ và sức khỏe toàn thân của người bệnh.  Răng khôn mọc lệch ngầm thường làm hỏng răng bên cạnh. Khe hở giữa răng khôn mọc lệch và răng số 7 gây dắt thức ăn và làm sâu răng

Nguyên nhân nào khiến răng khôn mọc lệch ngầm?

Răng khôn là tên thường gọi của răng số 8 hay răng hàm lớn thứ ba. Mỗi người thường có bốn răng khôn ở bốn góc hàm. Răng khôn thường mọc lúc 18 - 25 tuổi tuy nhiên cũng có thể mọc sớm hơn (16 - 17 tuổi) hoặc muộn hơn (trên 30 tuổi), có người không thấy răng khôn mọc lên nhưng thực tế vẫn có thể có răng khôn và do răng mọc lệch, ngầm dưới xương hàm và bị mô mềm che phủ. Do đó, chỉ khi đến gặp bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, bạn mới có thể biết chính xác mình có gặp vấn đề với răng khôn hay không.


Răng khôn thường có hình dạng bất thường cả ở thân răng và chân răng, do vậy nó làm cản trở quá trình mọc lên bình thường của răng.

Răng khôn mọc lệch ngầm gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng tại chỗ và sức khỏe toàn thân của người bệnh. Do vậy việc hiểu biết về nguy cơ, biến chứng do răng khôn gây ra là rất cần thiết trong việc dự phòng các bệnh răng miệng.

Các biến chứng

Viêm nhiễm tại chỗ

Là tai biến hay gặp nhất, sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn tại chỗ răng khôn mọc lệch gây viêm tổ chức quanh thân răng. Bệnh nhân thấy đau, hôi miệng, sưng nề vùng lợi răng khôn, có thể thấy có mủ chảy ra, khó há miệng. Những viêm nhiễm này sẽ tái đi tái lại nhiều lần, những lần tái phát sau sẽ càng nặng nề hơn. Trong một số trường hợp không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lan rộng sang các khu vực khác như mang tai, má, xuống cổ, viêm xương, viêm màng trong tim, nhiễm trùng máu… gây nguy hiểm đến tính mạng.

Gây tổn thương răng bên cạnh (răng số 7)

Răng khôn mọc lệch ngầm thường làm hỏng răng bên cạnh. Khe hở giữa răng khôn mọc lệch và răng số 7 gây dắt thức ăn và làm sâu răng. Khi răng khôn ép vào răng bên cạnh sẽ làm tiêu một phần thân và chân răng này, đồng thời tiêu xương ở mặt xa của răng số 7.

Quá trình tổn thương có thể âm thầm kéo dài trong nhiều năm đến khi tổn thương lan rộng bệnh nhân mới đi khám thì lúc này nhiều khi răng số 7 đã hỏng, không thể giữ lại được. Trong khi đó bạn cần biết rằng, răng số 7 hay còn gọi là răng hàm lớn thứ hai là một trong những răng giữ chức năng ăn nhai quan trọng nhất trên cung hàm.

Gây u, nang xương hàm

Những nhiễm trùng mạn tính quanh thân răng, những tổ chức của túi răng còn sót lại do quá trình mọc lên không hoàn chỉnh của răng khôn là nguyên nhân để hình thành lên những khối u xương hàm như nang thân răng, K xương hàm…

Gây rối loạn về phản xạ và cảm giác

Do ở mặt có nhiều thần kinh chi phối nên khi răng khôn mọc lệch ngầm chèn ép vào dây thần kinh gây mất, giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm. Có thể gây hội chứng giao cảm: Đau một bên mặt; phù, đỏ quanh ổ mắt.

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Như vậy răng khôn mọc lệch ngầm rất hay gặp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng cách điều trị thì khá đơn giản, đa số chỉ cần nhổ bỏ răng. Tuy vậy, không phải trường hợp nào cũng phải can thiệp nhổ răng, chỉ những răng khôn nào có nguy cơ gây ra biến chứng mới phải nhổ bỏ.

Các trường hợp có chỉ định nhổ răng khôn là răng mọc lệch hoặc ngầm đã gây biến chứng: đau, khít hàm, viêm sưng, sâu răng... Răng mọc lệch ra khỏi cung răng, không tham gia vào việc nhai, gây trở ngại cho vệ sinh răng miệng.

Nhổ răng theo yêu cầu của chỉnh hình răng mặt, phục hình. Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia, việc nhổ dự phòng răng khôn hàm dưới mọc ngầm hoặc lệch giúp tránh những tai biến đau nhức về sau và công việc hậu phẫu trở nên đơn giản hơn.

Trong 24 giờ sau khi nhổ răng khôn, chảy máu có thể xuất hiện vài giờ đầu. Sưng cũng có thể xuất hiện ở vùng nhổ răng với mức độ tuỳ thuộc độ khó của răng nhổ và cơ địa bệnh nhân. Khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ có phản ứng đau, cường độ đau tuỳ thuộc cơ địa mỗi người.

ThS. Nguyễn Anh Tùng

Theo SKĐS


Chuyên mục: Sức khỏe

Tin nổi bật Sức khỏe