congso.com congso.com

Môi trường công sở hiện đại: tìm thuê văn phòng coworking
Xây dựng thương hiệu: thiết kế in ấn bộ nhận diện, may đồng phục
Nguồn nhân lực chất lượng: kỹ năng thương mại điện tử, ngoại ngữ

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây mía

Đã xem: 1,854
Cập nhât: 12 năm trước
Còn nhớ hồi sinh viên, mỗi khi nghỉ giữa giờ là cả lũ con gái bọn tôi kéo nhau ra quán nước mía gần trường. Lúc đó đơn giản là vì nó rẻ mà lại ngon phù hợp với túi tiền của sinh viên. Bây giờ tôi mới biết thứ quà quê này lại có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh đến vậy. Bạn biết gì về cây mía? Trong thân

Còn nhớ hồi sinh viên, mỗi khi nghỉ giữa giờ là cả lũ con gái bọn tôi kéo nhau ra quán nước mía gần trường. Lúc đó đơn giản là vì nó rẻ mà lại ngon phù hợp với túi tiền của sinh viên. Bây giờ tôi mới biết thứ quà quê này lại có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh đến vậy.

Bạn biết gì về cây mía?

Trong thân cây mía có 8 - 18% đường, 0,22% protein, 0,5% chất béo, các chất khoáng: canxi, phot pho, sắt, kali, silit, mangane, manhezi..., một số vitamin, các chất men và một số hoạt chất khác. Trong mía có rất nhiều đường do đó trồng mía chủ yếu để làm đường (đường trắng, đường vàng, đường phên, đường phèn, đường phổi...) và còn dùng để làm mật, làm nước uống, làm thuốc, chế biến rượu, chế biến thực phẩm... ở một số vùng đã dùng cả cây mía còn ngọn và lá để thờ trong 3 ngày Tết (đặt bên cạnh bàn thờ, mỗi bên một cây). ở Trung Quốc còn tập tục tặng mía cho nhau ngày Tết với ý nghĩa năm nay tốt hơn năm trước. Thời Tam Quốc, Nguỵ Văn Đế Tào Phi ( con cả Tào Tháo ) rất thích ăn mía, thường vừa ăn mía vừa bàn việc nước với các đại thần, xong việc lại cầm cây mía làm gậy chống để về cung.

Theo Đông y, mía ngọt, ngon, tính mát, có tác dụng giải khát, tiêu phiền nhiệt bốc nóng, mát phổi, tiêu đờm, điều hoà tì vị, khỏi nôn oẹ, mửa khan, xốn xang trong bụng. Danh y Vương Thế Hùng đời Thanh, Trung Quốc viết: “Mía ngọt, mát, thanh nhiệt, điều hoà chức năng dạ dầy, nhuận tràng, giã ruợu, hạn chế giun đũa, ợ hơi, lợi hầu họng, mạnh gân cốt, trừ phong, dưỡng huyết, đại bổ âm tì”. Đông y thường dùng mía điều trị các chứng khô miệng lưỡi, thiếu tân dịch, t

Sau đây là một số bài thuốc từ mía:

Giải say rượu: Uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.

Chữa cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém: Lấy nửa lít nước mía và 2 quả trứng gà tươi. Đun sôi nước mía, đập trứng vào, nhắc xuống, đậy kín nắp, ăn nóng. Nếu chân tay lạnh, thêm lát gừng sống giã nát cho vào nước mía khi sôi.

Chữa bàng quang thấp nhiệt, đái rắt, đái buốt, viêm đường tiết niệu: Mía một khúc khoảng 300g, mã đề (cả cây) 200g, râu ngô 150g. Mía lùi sơ, rửa sạch, cắt khúc, chẻ nhỏ, cho các thứ vào nồi, sắc lấy nước uống.

Chữa viêm dạ dày mạn tính: Nước mía, rượu nho mỗi thứ một ly, trộn đều, uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

Trẻ em ra mồ hôi trộm: Ăn mía hoặc uống nước mía vài lần.

Chữa đại tiện táo bón: Nước mía, mật ong mỗi thứ một cốc, trộn đều. Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi ăn.

Chữa nội nhiệt miệng khô, nôn mửa, ho, viêm họng, chứng miệng khô nóng ở người già sau khi sốt: Nấu cháo bằng gạo nếp, khi chín thì cho nước mía vào quấy đều để uống.

Chữa ngộ độc: Thân mía 80g, thục địa, ý dĩ, cam thảo bắc mỗi thứ 30g, lá tre, kim ngân, rễ cỏ tranh, rễ ngưu tất, mỗi thứ 20g. Cho vào 1 lít nước, nấu sôi rồi đun lửa nhỏ 15 - 20 phút, uống nóng hoặc để nguội tùy theo sở thích mỗi người. Cũng có thể chữa ngộ độc bằng cách lấy thân cây mía giã nát cùng với rễ cỏ tranh, ép lấy nước đun sôi trộn với nước dừa mà uống.

Chữa khí hư: Lá cây mía tím 30g, lá huyết dụ 30g, hoa mò đỏ 20g, rễ mò trắng 80g. Tất cả các vị trên thái nhỏ, sao vàng rồi sắc lên uống hàng ngày.

Làm thuốc an thai: Mầm mía 30g, củ gai 30g, ích mẫu 20g, củ gấu 80g, sa nhân 2g. Tất cả các vị thái nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100 ml uống trong ngày, chia làm 2 lần.

Chữa phụ nữ có thai hay buồn nôn: Lấy một bát con nước mía khoảng 150ml, trộn thêm chút nước cốt gừng vào (khoảng 5ml) uống 2 - 3 lần trong ngày sẽ đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng.
Ưu điểm của nước mía là giá rẻ, nhưng nguy cơ tiềm ẩn của nó rất lớn. Không ít người đã bị tiêu chảy, ngộ độc bởi nước mía mất vệ sinh. Nước mía có nhiều đường nên là môi trường lý tưởng của các loại vi khuẩn phát triển, nhất là trong hoàn cảnh thiếu vệ sinh và nhiệt độ nóng ẩm mùa hè. Nước mía ngọt hay thu hút ruồi nhặng. Đá cho vào nước mía không đảm bảo...
Tất cả những điều đó là nguy cơ bị tiêu chảy từ đồ uống này. Vì vậy, chỉ nên uống nước mía sạch, ở hàng quán sạch sẽ, có đá sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Lưu ý: Trong bữa ăn có cua thì không nên ăn mật mía, dễ sinh độc.

Theo Wiki, 577 bài thuốc dân gian


Chuyên mục: Sức khỏe

Tin nổi bật Sức khỏe